Quy định mới về tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã
Thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa.
Tổ chức Bộ
phận Một cửa
Nghị định quy định
cụ thể việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại cấp bộ, cấp tỉnh và cấp xã.
1- Tại cấp bộ
Căn cứ số lượng
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, tần suất tiếp nhận hồ sơ và
tình hình bố trí trụ sở, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định
thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc
Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ hoặc tại cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan
ngang bộ. Trường hợp thành lập Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại cơ quan,
đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ theo
dõi, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại
các cơ quan, đơn vị này thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành
chính cấp bộ.
Đối với cơ quan
của trung ương được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương, người đứng
đầu cơ quan bố trí cán bộ, công chức, viên chức ra làm việc tại Trung tâm Phục
vụ hành chính công cấp tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã để tiếp
nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Căn cứ các
nguyên tắc và các quy định khác tại Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ Công an quyết định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
phù hợp với điều kiện công tác của từng bộ.
Căn cứ Nghị định
này, các quy định khác của pháp luật, điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và điều kiện, hoàn cảnh của
từng nước, từng địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc thực hiện cơ
chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện của Việt
Nam tại tổ chức quốc tế ở nước ngoài.
2- Tại cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh là
tổ chức hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu và tài
khoản riêng để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Tại các
thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở xem xét đặc thù về quản lý dân cư,
tổ chức đời sống dân cư đô thị, đánh giá mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo và chuyển đổi số tại thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định
thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh là tổ chức hành chính trực
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi là Trung tâm Phục vụ hành chính
công một cấp) và quyết định số lượng chi nhánh trực thuộc Trung tâm Phục vụ
hành chính công một cấp để thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi địa phương.
Trường hợp
không lựa chọn mô hình này, Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập
Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh theo quy định tại điểm a nêu trên.
3- Tại cấp
xã
Ủy ban nhân dân
cấp xã quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã là tổ chức
hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, có con dấu và tài khoản riêng để thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ủy ban nhân dân
cấp xã quyết định việc bố trí các điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ
tục hành chính của Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã tại địa phương trên
cơ sở diện tích tự nhiên, quy mô dân số, điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương và số lượng hồ sơ thủ tục hành chính.
Không tổ chức
Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tại các địa
phương lựa chọn mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Căn
cứ tình hình thực tế, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ bưu chính công ích, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ để thực hiện công việc hỗ
trợ đảm nhận một hoặc một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số
hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định pháp luật về
đấu thầu.
Nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ phận Một cửa
Theo Nghị định
118/2025/NĐ-CP, Bộ phận Một cửa có nhiệm vụ công khai kịp thời, đầy đủ bằng
phương tiện điện tử hoặc văn bản danh mục, nội dung thủ tục hành chính thuộc thẩm
quyền giải quyết và được thực hiện tại Bộ phận Một cửa theo quy định của pháp
luật về kiểm soát thủ tục hành chính và quy định pháp luật có liên quan; đồng
thời hỗ trợ tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin công
khai trên phương tiện điện tử.
Hướng dẫn, tiếp
nhận, kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ theo quy định; số hóa, chuyển hồ
sơ đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; thu
phí, lệ phí, các nghĩa vụ tài chính (nếu có) theo quy định; từ chối tiếp nhận đối
với hồ sơ chưa đúng quy định.
Phối hợp với
các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức,
cá nhân đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong
ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho cán bộ, công chức,
viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện dịch
vụ công trực tuyến; đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và cơ quan,
đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận,
giải quyết thủ tục hành chính...
Phạm vi tiếp
nhận thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa
Nghị định nêu
rõ, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp bộ tiếp nhận thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các đơn vị trực thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tại cơ quan, đơn vị thuộc bộ,
cơ quan ngang bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết
hoặc liên thông giải quyết của cơ quan, đơn vị mình.
Trung tâm Phục
vụ hành chính công cấp tỉnh và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã tiếp nhận
thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh,
bao gồm:
- Thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
- Thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của Ủy ban nhân
dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.
- Thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của các cơ quan được
tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại địa phương.
- Thủ tục hành
chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành giao cho địa phương tiếp nhận.
Cách thức tổ
chức, cá nhân nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính
Tổ chức, cá
nhân có thể nộp hồ sơ, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thông qua các
cách thức theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành
chính:
1. Trực tiếp tại
Bộ phận Một cửa.
2. Thông qua dịch
vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của
doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trực tuyến tại
Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Nghị định có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/7/2025.