Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và người cung cấp dịch vụ thuộc Dự án 7 - Chương trình MTQG phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sáng 20/5 UBND huyện Quế Phong tổ chức Tập huấn nâng cao năng lực cho
cán bộ y tế và người cung cấp dịch vụ thuộc Dự án 7 - Chương trình MTQG phát
triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dự có Ông Phạm Ngọc Nghĩa, Phó chủ tịch
UBND huyện. Đại diện lãnh đạo và Chuyên viên phụ trách các phòng: Y tế, Dân tộc
và Tôn giáo, Giáo dục và đào tạo; Hội Liên hiệp phụ nữ. Đại diện lãnh đạo và
Viên chức Trung tâm Y tế huyện. Trạm trưởng và Viên chức Dân số tại các Trạm Y
tế xã. Cộng tác viên tại các thôn, bản trên địa bàn.
Theo đó, nội dung tuyên truyền được
tập trung ở các nội dung về chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS), phòng tránh
mang thai ngoài ý muốn, phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực học đường; kiến
thức và kỹ năng CSSKSS, xây dựng gia đình hạnh phúc cho phụ nữ trong độ tuổi
sinh đẻ; truyền thông về già hóa dân số và phát huy vai trò người cao tuổi; về
mất cân bằng giới tính; truyền thông về những mặt trái của việc tảo hôn; tư vấn
sàng lọc trước sinh và sơ sinh; bệnh tan máu bẩm sinh Thalaassemia
Công tác truyền thông, tuyên truyền
được xác định là khâu đầu tiên để thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của
mỗi người dân trong việc góp phần nâng cao chất lượng dân số. Đội ngũ cộng tác
viên dân số ở các địa bàn miền núi đã không quản khó khăn “đi từng ngõ, gõ từng
nhà, rà từng đối tượng”, gặp ở đâu tuyên truyền ở đó để người dân tiếp cận được
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, những năm gần đây, thực hiện theo Dự
án 7 công tác tuyên truyền, vận động, tập
huấn càng được chú trọng.
Dự án 7, Chương trình MTQG 1719,
đang góp phần nâng cao chất lượng dân số vùng miền núi Nghệ An thông qua truyền
thông, khám sức khỏe, và phát triển kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên, việc thay đổi
nhận thức và tiếp cận người dân vùng sâu, vùng xa vẫn là thách thức lớn.

Đặc biệt huyện Quế Phong là 1 huyện
miền núi nghèo địa bàn rộng gần
190 nghìn km², 75.280 người, trình độ dân trí chưa cao, Công tác tuyên truyền ở vùng sâu,
vùng xa rất khó khăn do địa bàn cách trở, do người dân đi làm ăn xa. Có trường
hợp người dân ở hẳn trong nương rẫy hàng tháng mới về. Một số người dân không
biết tiếng phổ thông, còn cán bộ tuyên truyền cũng không am hiểu tiếng nói đồng
bào nên việc tuyên truyền cũng chưa thực sự hiệu quả. Thực tế hiện nay, vùng đồng
bào DTTS và miền núi tỉnh Nghệ An có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ số mất
cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức cao; chất lượng dân số tuy đã được cải
thiện, nhưng vẫn chưa đáp ứng mục tiêu đề ra; kinh phí cho các hoạt động dân số
chưa kịp thời, thậm chí khó giải ngân.
Với việc triển khai đồng bộ các
giải pháp, thì việc khai thác phát huy hiệu quả Dự án 7, Chương trình MTQG phát
triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, trọng
tâm là việc hỗ trợ tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy; đồng
thời lồng ghép cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh trong
Nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình, tập trung vào những đối tượng
đặc thù; ưu tiên vùng sâu, vùng xa; đa dạng hóa các nội dung hoạt động như,
chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên; chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh, phòng chống hôn
nhân cận huyết thống, tảo hôn, phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh. Từ đó, góp phần
giúp đồng bào DTTS nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ với việc thực hiện các
dịch vụ nâng cao chất lượng dân số./.