image banner
Kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là chiến sĩ cách mạng kiên cường và là người bạn rất thân thiết của các dân tộc trên thế giới. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Anh-tin-bai

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa, đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại, phong trào cứu nước của Nhân dân ta đứng trước khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, Người đã sớm hun đúc ý chí và khát vọng cháy bỏng giành độc lập tự do cho dân, cho nước. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).

Với khát vọng cháy bỏng giành độc lập, tự do cho dân, cho nước, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của Nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc và hình thành nên ý thức giai cấp rõ rệt.

Anh-tin-bai

Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) tại Đại hội Tours năm 1920 tại Pháp

Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh tiếp cận, nghiên cứu “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin. Đây là sự kiện đánh dấu sự chuyển hướng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Người đã tìm thấy ở đó những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Đảng Xã hội Pháp. Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Anh-tin-bai

Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) ở Quảng Châu (Trung Quốc)

Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập vào năm 1930, cùng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản được hình thành, con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam đã cơ bản được xác định. Điều này không chỉ khai thông bế tắc trong đường lối giải phóng dân tộc mà còn giải quyết đúng đắn, sáng tạo và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các vấn đề trọng yếu của cách mạng Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Lãnh tụ Hồ Chí Minh, Nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”.

Anh-tin-bai

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên Ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ((02/9/1945)

Ngay sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ của ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã sáng suốt đề ra đường lối đúng đắn, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng. Trên cơ sở đường lối kháng chiến “toàn dân”, “toàn diện”, “trường kỳ”, “dựa vào sức mình là chính”, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của toàn dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch xâm lược của kẻ thù, đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Anh-tin-bai

Chiều 7-5-1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng

Với tinh thần “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập, tự do”; thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người; trên cơ sở đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng, với sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Anh-tin-bai
11h30 phút ngày 30/4/1975 Chiếc xe tăng mang số hiệu 390 húc đổ cổng Dinh độc lập. Quân đội nhân dân Việt Nam phá tan thành luỹ cuối cùng của chế độ nguỵ quyền. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng

Đi theo con đường cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra; trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vận dụng phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch của đất nước sau hơn 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là minh chứng sinh động khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng; khẳng định sự đúng đắn về đường lối cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra và chính trong quá trình vận động của cách mạng, tư tưởng, đường lối đó ngày càng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện, trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, Người là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng, hết lòng, hết sức cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

 

Anh-tin-bai

Bức thư của Bác Hồ gửi đồng bào và cán bộ các dân tộc huyện Quế Phong  

Anh-tin-bai

Huyện Quế Phong đang từng bước phát triển, phấn đấu trở thành huyện khá của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An

Những năm qua, việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Quế Phong có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4  gắn với Chỉ thị 05-CT/TW và Kết luận số 01-KL/TW trên địa bàn huyện đã trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt cơ quan và trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, lối sống; kịp thời sửa chữa, khắc phục những khuyết điểm, yếu kém; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, Kết luận số 01-KL/TW đã xuất hiện nhiều gương “người tốt - việc tốt”, mô hình mới, cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh tại địa phương./. 

Phòng VH và TT tổng hợp
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
 
12345678910...
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN QUẾ PHONG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Quế Phong
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Văn Hiền - PCT UBND Huyện
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quế Phong
Trụ sở: khối Tây Sơn, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Email: quephong@nghean.gov.vn