Hiệu quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Quế Phong.
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách và Công văn số 712-CV/HU của Ban thường vụ Huyện ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn huyện Quế Phong. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách có việc làm và thu nhập ổn định.
Qua 10 năm thực hiện
Chị thị số 40-CT/TW, kết luận số 06-KT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ
thị số 29-CT/TU ngày 17/6/2015 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Công văn số 712-CV/HU
ngày 06/3/2015 của Ban Thường vụ Huyện ủy và Kế hoạch số 110/KH-UBND của Chủ tịch
UBND huyện về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng
chính sách xã hội trên địa bàn huyện Quế Phong. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã
thống nhất quan điểm về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực
hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội tại địa phương. Với
phương thức “giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, đến nay Phòng giao
dịch NHCSXH huyện Quế Phong và các tổ chức chính trị - xã hội đang quản lý 255
tổ tiết kiệm và vay vốn tại tất cả các xóm bản trong huyện; đồng thời, tổ chức
giao dịch tại 13 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn. Các tổ giao dịch tại xã được
trang bị đầy đủ điều kiện hoạt động như tại ngân hàng huyện, bảo đảm an ninh,
an toàn cho phiên giao dịch; cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho người nghèo và các
đối tượng chính sách khác, đã thực hiện hơn 99% khối lượng giao dịch ngay tại
xã. Sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, nguồn vốn tín dụng chính sách
đã được đầu tư đến 100% xóm bản trên địa bàn huyện, tạo điều kiện cho người
nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với
nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi.

Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức giao dịch tại các xã, thị trấn
Tính đến tháng 04/2024, tổng dư nợ đạt 541.844 triệu đồng, với 20 chương trình tín dụng
ưu đãi đang triển khai thực hiện, cho hơn 9.654 khách hàng đang sử dụng vay vốn.
Trong 10 năm qua vốn vay đã gúp cho
29.096 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các ĐTCS có vốn để sản xuất kinh doanh, ổn
định cuộc sống từng bước thoát nghèo bền vững. Nhờ đó đã có hơn 16.610 lượt hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo có vốn để sản
xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo, 1.541 hộ xóa được nhà tạm bợ, dột nát
theo chương trình cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, xây dựng được 6.110 công
trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt chuẩn giúp cải thiện môi trường sống,
gần 520 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn vay vốn đi học, 721 lao động được vay vốn tạo việc làm, 327 lao động
đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, 361 nhà tránh lũ, 03 lao động cấp hành
xong án phạt tù được vay vốn.
Nhiều mô hình phát triển kinh tế được hỗ trợ từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội
Cán
bộ Ngân hàng CSXH kiểm tra sử dụng vốn tại hộ vay sử dụng vốn xóa nhà tạm bợ tại
xã Hạnh Dịch
Thực hiện Kết luận số 06-KL-TW ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư về tiếp
tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Kết luận 06-KL/TW, Ban thường vụ Huyện ủy
ban hành Kế hoạch số 175-CV/HU ngày 16/06/2021 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư. Cấp ủy, chính quyền các cấp
đã tích cực phổ biến, tuyên truyền, triển khai đến cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân thấy rõ vai trò, trách nhiệm, hiệu quả công tác tín dụng cơ sở, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn
vốn, sử dụng vốn vay hiệu quả. Việc huy động nguồn
lực cho tín dụng chính sách xã hội được HĐND, UBND huyện quan tâm. Mặc dù ngân
sách huyện còn hạn hẹp nhưng xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa nhân văn của
tín dụng chính sách xã hội. Hàng năm UBND huyện trình HĐND huyện thông qua kỳ họp
HĐND để trích một phần ngân sách chuyển sang NHCSXH huyện nhằm bổ sung nguồn vốn
cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. UBND huyện chỉ đạo
Ban đại diện HĐQT, NHCSXH huyện thực hiện cho vay đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
Tính
đến tháng 04 năm 2024, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW tổng nguồn ngân
sách do UBND huyện và các xã trích chuyển sang NHCSXH là 2.621 triệu đồng,
trong đó nguồn ngân sách huyện là 1.863 triệu đồng; ngân sách xã là 758 triệu đồng.
Phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng
chính sách xã hội trên địa bàn, trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện tiếp
tục tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị
40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính
sách xã hội và xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình, kế hoạch phát
triển Kinh tế - xã hội của địa phương. Định hướng phát triển tăng trưởng
bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững,
chương trình xây dưng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện
và thúc đẩy phát triển kinh tế là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Huyện ủy,
HĐND và UBND huyện, cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương các cấp. Do đó phải xác định tín dụng chính sách xã hội là giải
pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững. Cần
nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH để thực sự là công cụ thực hiện có hiệu
quả tín dụng chính sách của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại
địa phương,
giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu
nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng./.