Ngân hàng CSXH huyện Quế Phong: Thực hiện chính sách tín dụng theo chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng, Nhà nước đã đề ra các chủ trương: Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội;chú trọng giải pháp tín dụng chính sách tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; trợ giúp người nghèo chủ yếu bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn.
Trải qua hơn 20 năm đồng hành cùng
người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác; dưới sự lãnh đạo của Huyện
ủy, sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện, đặc biệt là sự quản trị của BĐD-HĐQT
NHCSXH huyện, NHCSXH huyện đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã
hội nhận ủy thác cùng 244 tổ
TK&VV đẩy mạnh thực hiện các chương trình tín dụng, góp phần tích cực thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Đến 20/12/2024, tổng nguồn
vốn tín dụng của NHCSXH đạt 571.129 triệu đồng, tăng 174.506 triệu đồng (+43,99%) so với
31/12/2021, Đặc biệt, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính
sách xã hội, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã cân đối, bố trí ngân sách
địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay, góp phần hiện thực
hóa chủ trương đa dạng hóa nguồn lực để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia về giảm nghèo bền vững, vốn ngân
sách địa phương ủy thác sang NHCSXH đạt 2.771 triệu đồng, chiếm 0,48% tông
nguồn vốn, trong đó vốn ủy thác của UBND huyện là 2.013 triệu đồng, vốn ủy thác
của 13 xã thị trấn đạt: 757 triệu đồng.
Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện giao dịch tại các xã, thị trấn
Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường,
thị trấn trong huyện; đảm bảo hộ nghèo, đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ
điều kiện đều được tiếp cận vốn tín dụng chính sách và các dịch vụ ngân hàng do
NHCSXH cung cấp. Với
trên 17 chương trình tín dụng, trong giai đoạn từ 2021-2024, NHCSXH đã cho vay gần 12.671
lượt khách hàng vay vốn với tổng doanh số cho vay đạt 480.358 triệu đồng. Đến 20/12/2024, tổng dư nợ đạt 569.787 triệu đồng, tăng 173.164 triệu đồng (+44%) so với
31/12/2021, với hơn 9.441 khách hàng
còn dư nợ, bình quân tăng trưởng hằng năm
đạt 10%.
Hỗ trợ nguồn vốn cho người dân phát triển kinh tế gia đình
Vốn tín dụng chính sách xã hội được đầu tư cho phát triển sản xuất,
tạo sinh kế, tạo việc làm và đáp ứng một phần nhu cầu thiết yếu trong đời sống
của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tập trung chủ yếu vào 06
chương trình tín dụng lớn, chiếm trên 85% tổng dư nợ. Cụ thể: Chương trình cho
vay hộ nghèo dư nợ đạt 184.048 triệu đồng, chiếm 32,3% tổng dư nợ; Cho vay hộ
cận nghèo 152.735 triệu đồng, chiếm 26,8% tổng dư nợ; Cho vay hộ gia đình sản
xuất kinh doanh tại vùng khó khăn dư nợ đạt: 83.448 triệu đồng, chiếm 14,6%
tổng dư nợ; Cho vay GQVL dư nợ đạt: 30.725 triệu đồng, chiếm 5,4% tổng dư nợ, Cho
vay Hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167 và QĐ 33 (xóa nhà tạm bợ dột nát) dư nợ đạt:
23.188 triệu đồng, chiếm 4% tổng dư nợ, cho vay hộ đồng bào DTTS&MN theo NĐ
28 dư nợ đạt: 16.544 triệu đồng chiếm 2,9% tổng dư nợ.
Cùng với việc tăng trưởng
quy mô tín dụng, NHCSXH đã chủ
động phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương các
cấp tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao
chất lượng tín dụng, do đó nợ quá hạn chỉ chiếm 0,06%/tổng
dư nợ, với số tiền là 345 triệu đồng.
Giai đoạn 2021 đến 20/12/2024,
vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp trên 2.000 lượt hộ vượt
qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 794 lao động (gần 73 lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài); gần 412 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng trên 1.520 công trình nước sạch, vệ
sinh môi trường nông thôn; trên 373 căn nhà ở cho hộ nghèo được xây dựng và sửa
chữa theo NĐ 28.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện làm tốt công tác an sinh
Vốn tín
dụng chính sách xã hội đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong
cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác ở vùng DTTS và miền núi, vùng sâu, vùng xa, mang
lại hiệu quả thiết thực về kinh tế - xã hội. Từng bước nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh, quản lý vốn, mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn có
hiệu quả; giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bệnh tật, giảm
tình trạng thất học và các tệ nạn xã hội; làm thay đổi cơ bản nhận thức của
người nghèo, đồng bào DTTS, tăng dần vị thế trong xã hội. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng
của Đảng và Nhà nước, Bên cạnh đó, vốn tín dụng chính sách xã hội có tác động trực
tiếp đẩy lùi và ngăn chặn sự tác động tiêu cực của “tín dụng đen”, góp phần ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, biên giới, tăng
cường và củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Hỗ trợ phát triển các mô hình xóa đói, giảm nghèo
Để tín dụng chính sách xã hội tiếp tục được khẳng định là công cụ
kinh tế hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền
vững; góp phần tích cực thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia
về: giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân
tộc thiểu số và miền núi trong thời gian tới, Chính
quyền địa phương các cấp, MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội, các phòng ban
ngành tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW,
ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội; đặc biệt là chỉ thị số 39-CT/TW ngày
30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính
sách xã hội trong giai đoạn mới. Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo thu hồi
tốt nhất nguồn vốn tin dụng chính sách của Nhà nước, không để thất thoát nguồn
vốn. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội
đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách
khác. Nhân rộng các mô hình vay vốn phát triển kinh tế điển hình. Đồng
thời, quan
tâm bố trí nguồn lực từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để
bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa
bàn, góp phần nâng cao hiệu quả tín
dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyên nhà./.