Khuyến cáo một số biện pháp phòng, chống sâu, bệnh hại trên cây lúa vụ Mùa
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp kiểm tra mật độ rầy
Qua kiểm tra theo dõi của
trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, hiện nay trên đồng ruộng xuất hiện một số
đối tượng sâu bệnh hại chính như: Rầy các loại, bệnh bạc lá do vi khuẩn, vàng
lá sinh lý do thiếu hụt dinh dưỡng...
Đối với bệnh cháy bìa lá lúa
Bệnh cháy bìa lá lúa do vi
khuẩn Xanthomanos oryzae gây ra. Bệnh gây hại trên lúa vụ Mùa nhiều
hơn vụ Đông Xuân do thời tiết nắng mưa xen kẽ, kèm theo giông gió, kết hợp ẩm ướt,
độ ẩm không khí cao. Bệnh xuất hiện và
gây hại từ giai đoạn lúa đẻ nhánh đến đòng trổ và chín.
Vi khuẩn Xanthomanos
oryzae tồn tại sẵn trong đất ruộng, xâm nhập vào cây lúa qua rễ. Từ
các vết bệnh trên lá, vi khuẩn lan truyền qua vết thương cơ giới, chỗ lá lúa bị
cọ xát, bị rách hoặc qua khí khổng trên lá. Bệnh phát sinh mạnh vào những tháng
mưa nhiều, gió to. Những ruộng bị bệnh nặng thường có mật độ cấy dày, bón nhiều
phân, nhất là dư đạm.
Lúa bị cháy lá
Bệnh phát sinh chủ yếu trên
phiến lá, vết bệnh đầu tiên xuất hiện ở rìa lá như thấm nước và lan dần vào
trong, tạo thành các vết dài màu xanh tái, sau chuyển thành màu trắng xám và
phát triển lên chóp lá. Giữa phần lá bệnh và không bệnh nổi lên một đường gợn
sóng. Bệnh nặng lan rộng ra khắp phiến lá, xuống tới tận gốc của bẹ lá làm vàng
lá, làm giảm khả năng quang hợp của lá, lúc lúa trổ sẽ thụ phấn
kém, hạt bị lép nhiều, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm.
* Biện pháp phòng trừ
- Đối với bạc lá và đốm sọc do vi
khuẩn: Phun phòng sớm để hạn chế bệnh khi có dịch vi khuẩn xuất
hiện (vết bệnh chưa hình thành rõ) bằng một trong các loại thuốc như sau:
Starner 20WP, Xantoxin 40WP, Kozuma 5WP, Kasumin 2SL, Anvil 5SC… phun đều trên ruộng, phun lại lần 2 cách 7- 10 ngày khi
bệnh có tỷ lệ 3 - 5% (Chú ý không sử dụng
đạm, kích thích sinh trưởng hoặc phân bón lá trên diện tích lúa đã nhiễm bệnh).
Đối với rầy lưng trắng :
- Rầy nâu trưởng thành có
màu nâu; rầy lưng trắng có màu trắng xám. Rầy trưởng thành có 2 dạng hình: Cánh
dài và cánh ngắn.
- Rầy đẻ trứng thành ổ trong
bẹ và gân chính của lá lúa, hình quả chuối, mới đẻ màu trắng trong, trước khi nở
có điểm mắt màu nâu đỏ.
- Cả rầy non và rầy trưởng
thành đều có tập tính bò ngang, dễ phát hiện, thường sống tập trung ở gốc và
thân cây lúa, phần sát mặt nước để gây hại.
* Biện pháp phòng trừ
- Thường xuyên theo
dõi, kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và xử lý rầy khi có mật số cao.
- Đối với Rầy các loại:
Chỉ khuyến cáo bà con phun trừ những diện tích lúa giai đoạn lúa đẻ nhánh đến làm
đòng có mật độ rầy từ 1.000 con/m2 trở
lên bằng một số loại thuốc như: Sutin 50SC, Bassa 50EC, Elsin 10EC... phun theo liều lượng
khuyến cáo.
Đối
với vàng sinh lý do thiếu hụt dinh dưỡng:
- Khuyến cáo người dân tiến hành bón thúc để tránh
tình trạng lúa bị thiếu hụt dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng đồng loạt. Đối với
trà lúa đang giai đoạn đẻ nhánh sử dụng “phân
bón đơn” ưu tiên phân Đạm và phân Lân. Đối với trà lúa đang giai đoạn chuẩn
bị làm đòng ưu tiên sử dụng phân Đạm và phân Kali, chú trọng bổ sung phân kali
để giúp cây lúa nuôi đòng, làm cho cây cứng, đòng to, tỷ lệ hạt chắc cao...