image banner
Hội Liên hiệp phụ nữ xã Mường Nọc: Nâng cao vai trò của người Phụ nữ trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Phụ nữ xã Mường Nọc đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xây dựng, nhân rộng các mô hình phụ nữ phát triển kinh tế giỏi tại địa phương, góp phần giúp hội viên phụ nữ tăng thu nhập hộ gia đình, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tạo nguồn sinh kế tại địa phương, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội cho xã nhà. 
Anh-tin-bai

 Hội nghị BCH mở rộng

Trong những năm qua Hội phụ nữ xã Mường Nọc luôn phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất. Xác định phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo" là đòn bẩy thu hút hội viên tham gia tổ chức hội, Hội LHPN đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực tham gia chuyển dịch cơ cây trồng, vật nuôi, cơ cấu sử dụng đất, mạnh dạn chuyển đội ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; duy trì và nhân rộng các mô hình kinh tế có hiệu quả; đẩy mạnh các phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi", "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ; công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương.

Trước thực tế đó hội đã thường xuyên cùng với các chi hội thường xuyên thăm và kiểm trả hiệu quả các mô hình. Tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình sản xuất mới, các hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng tham gia mô hình của hội viên phụ nữ.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ, nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng cao nêu cao tinh thần chủ động, từng bước vượt khó, tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, thực hiện tốt những chủ trương về phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình và đăng ký tham gia thực hiện các mô hình do hội lựa chọn triển khai...

Đồng chí Lô Thị Thuý Hà – Chủ tịch HLHPN xã Mường Nọc cho biết: Trước kia, khi trình độ của hội viên phụ nữ còn nhiều hạn chế, nhiều tập tục lạc hậu, nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước nên công tác vận động phụ nữ gặp nhiều khó khăn.

Vì vậy, Hội đã đề ra phương châm bám sát cơ sở, chỉ đạo các cấp hội trên địa bàn thường xuyên cử cán bộ đến các thôn, bản để tuyên truyền, phổ biến cho chị em thay đổi cách nghĩ; trong lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu trong trồng trọt, chăn nuôi; phòng trừ dịch bệnh; mạnh dạn tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế.

Với cách làm “cầm tay, chỉ việc” như vậy, đến nay nhận thức của chị em hội viên có nhiều chuyển biến; mạnh dạn phát triển kinh tế thoát nghèo; chủ động hơn trong việc tích luỹ vốn, kiến thức để vận dụng vào cuộc sống...

Đến nay, hầu hết các mô hình của Hội triển khai thực hiện tại các địa phương đã phát huy hiệu quả kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ hội viên như: Mô hình chăn nuôi kết hợp của chị Phan Thị Xuân hội viên chi hội Trung Sơn:

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
 
Anh-tin-bai

Mô hình chăn nuôi kết hợp của chị Phan Thị Xuân

Với 40 con có lợn giống, lợn mạ, gà thịt, gà giống, vị Lợn thịt 6 con khoảng 42 tạ.Gà: gà đẻ: 400 con. Gà thịt 600 con. Gà con 3000 con, Trứng trung bình 1 ngày 200 đến 300 trứng. Vịt: Vịt giống 3000 con, vịt đẻ: 300 con. Vịt thịt: 600 con, Trứng 1 ngày 200 đến 300 trứng, ấp mỗi đợt khoảng 300 con. Ếch: xây dựng 3 chuồng khoảng 3000 con, một vụ thu nhập 70 triệu đồng. Chăn nuôi kết hợp nấu rượi: 1 tuần 2 tạ nếp xuất bán 300 lit mỗi lần, còn lại phụ phẩm để chăn nuôi.Cung cấp giống vịt và gà cho sở nông nghiệp của tỉnh đưa con giống tới Kỳ sơn, tương dương.Bên cạnh đó trồng xe canh cây chuối, khoai lang, rau các loạt và mét để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.Thu nhập mỗi tháng 100 đến 200 triệu đồng, một năm trên 1 tỉ đồng.

Anh-tin-bai
Anh-tin-bai
Anh-tin-bai

Một số mô hình phát triển kinh tế của chị em hội viên chi hội Hải Lâm

Mô hình nuôi nuôi lợn của chị Phạm Thị Hoài tại chi hội Hải lâm: với 50 con lợn thịt, 8 con lợn giống, 20 con lợn giống, đem lại thu nhập 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng/năm. Chị Bùi Thị Được, chăn nuôi lợn mỗi lần nuôi 30 đến 50 con, lợn thịt 20 con trong vòng 3 tháng xuất bán một lần, 20 con lợn giống, 4 con lợn mạ thu nhập bình quân 1 năm 80 đến 100 triệu đồng/năm, chị Vương Thị Hiền mô hình VAC đem lại thu nhập ổn định.

Cho đến nay Hội đã quản lý hơn 9 tỉ đồng nguồn vốn vay NHCSXH,. Tổng số thành viên vay vốn: 216 thành viên. Quản lý 4 tổ TK và VV. Hầu hết thành viên vay vốn của tổ đều sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy hiệu quả vốn vay. Để hỗ trợ chị em duy trì, phát triển hiệu quả các mô hình, Hội luôn chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn các cấp hội đẩy mạnh công tác dạy nghề, tập huấn kiến thức phát triển kinh tế. Tiếp tục khai thác các nguồn vốn ưu đãi Ngân hàng chính sách xã hội, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ về khoa học kỹ thuật… cho hội viên, phụ nữ nghèo, có mức sống trung bình phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Bên cạnh đó còn có các mô hình kinh tế gắn với nhà sạch vườn đẹp trong phong trào xây dựng gia đình “5 không 3 sạch” tại chi hội Trung Sơn điển hình có mô hình Bưởi da xanh và quýt của chị Hồ Thị Huyền, chị Trần Thị Tâm mô hình VACR và Mô hình của chị Lê Thị Châu chăn nuôi kết hợp trồng rau sạch và khoai sọ vàng.

Từ hiệu quả các mô hình mang lại, đã khuyến khích chị em tích cực hơn trong việc nhân rộng các mô hình tại gia đình, tạo sinh kế, tăng thu nhập, giải quyết nguồn lao động tại chỗ nhất là hội viên, phụ nữ và con em hội viên, phụ nữ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ hộ hội viên phụ nữ nghèo tại các địa phương giảm từng năm. Chị em ngày càng tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đưa phong trào phụ nữ ngày càng triển khai sâu rộng và hiệu quả.

     

Thuý Hà – Hội LHPN xã Mường Nọc
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN QUẾ PHONG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Quế Phong
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Văn Hiền - PCT UBND Huyện
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quế Phong
Trụ sở: khối Tây Sơn, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Email: quephong@nghean.gov.vn