Bảo vệ rừng rừng
để rừng cho ta cây măng, cây thuốc. Đó là câu nói của anh Lương văn Nguyên, Trưởng
bản Mường Phú xã Thông Thụ khi được hỏi về công tác giữ rừng nơi đây.
Là bản giáp ranh giữ nước bạn Lào nên công tác bảo vệ rừng gặp nhiều
khó khăn. Bởi vì bên nước bạn vẫn để người dân tự do phát nương làm rẫy, nguy
cơ cháy lan sang rừng Việt Nam rất lớn. Để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện
có, Ban quản lý bản Mường Phú đã phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Hoạt tổ chức tuyên truyền cho bà con dân bản. Lựa chọn những người có
sức khoẻ, nhiệt tình tham gia tuần tra bảo vệ rừng. Nhờ vậy, nhiều năm liền những
cánh rừng của bản Mường Phú nói riêng và rừng của xã Thông Thụ nói chung không
xảy ra vụ cháy rừng nào. Hệ thống động thực vật đa dạng phong phú.
Anh Lương Văn Nguyên - Trưởng bản Mường
Phú xã Thông Thụ cho biết
“Thôn bản luôn phối hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Hoạt, Ban lâm nghiệp xã tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng.. Nhất là các tháng nắng
nóng vào rừng trực. Nhất là các điểm giáp ranh vì bên kia nước bạn không cấm việc
đốt nước làm rẫy. Phân công 4 tổ gầm 30-40 người, chúng tôi chọn những người
siêng năng, nhiệt tình và biết điểm mình quản lý bảo vệ, 1 tháng đi 3-4 lần tuần
tra kiểm soát, đi có hình ảnh cụ thể”.
Bản Mường Phú xã Thông Thụ hiện nay được giao khoán bảo vệ hơn 2.229
ha rừng đặc dụng. Trong đó cộng đồng quản lý hơn 429 ha. Công tác bảo vệ rừng
được nhà nước chi trả 600 ngàn đồng/héc ta. Ngoài việc được hỗ trợ kinh phí bảo
vệ rừng, bà con còn được thu hái các lâm sản phi gỗ như ba kích, măng rừng và
cac loại cây thuốc.
Chị Lương Thị Sen, ở bản Mường Phú cho biết mùa măng năm nay gia
đình chị thu hái phơi khô bán cho các thương lái cũng được gần 50-70 triệu đồng.
Số tiền này quả thực là số tiền lớn, giúp gia đình nuôi được con ăn học và sắm
tiện nghi trong gia đình.
Chị Lương Thị Sen, bản Mường Phú xã Thông Thụ cho biết
“ một ngày đi lấy cả vợ cả chồng
mỗi ngày cũng được 4-500 ngàn đồng, mỗi mùa tính ra cũng được vài chục triệu ,
đủ chi phí sinh hoạt và mua sắm được ít đồ dùng trong đình.
Không chỉ có chị Sen có thu nhập cao từ việc thu hái măng rừng, bà
con dân bản cũng sống được nhờ rừng bằng việc thu hái hoa chè vàng, các loại thảo
dược như mú Từn, ba kích, cốt bổ toái, thiên niên kiện, Mật ong …những giá trị
kinh tế từ rừng mang lại rất lớn…
Anh Lương Văn Nguyên, Trưởng bản Mường Phú xã Thông Thụ cho biết
“ bà con nhân
dân sống dựa vào rừng như là thu hái măng, bon bo ba kích, vv bàn con đến vụ
mùa họ đến thu mua, một số hộ làm được nhiều, thu được từ măng cả trăm triệu/ vụ,
tự đi sấy tại nhà.có hộ tương đối cao
Ông Lương Văn Huân , Chủ tịch UBND xã thông Thụ cho biết
“ trong những năm qua công tác bảo vệ rừng xã Thông Thụ luôn được cấp
uỷ quan tâm và đưa vào Chương trình công tác. Hàng năm cấp uỷ, chính quyền phối
hợp với lực lượng chức năng đóng chân trên địa bàn, đồn biên phòng, ban quản lý
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt kiểm lâm huyện làm tốt đương biên mốc giới,
tuyên truyền nhân dân làm tốt chủ trương của Đảng và nhà nước, nhất là Chỉ thị
13 của Ban bí thư về luật lâm nghiệp, chính vì vậy mà thời gian qua công tác bảo
vệ rừng trên địa bàn rất tốt.”
Việc bảo vệ rừng không chỉ giúp người dân có gỗ làm nhà, có tiền
nuôi con ăn học và mua sắm các thiết bị phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày, số
hộ khá giả trong bản ngày càng tăng. Mặt khác còn góp phần phòng chống thiên
tai lũ lụt hiệu quả, đã nhiều năm liền xã Thông Thụ không còn xảy ra tình trạng
lũ ống, lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng. Chính vì thế người dân không ngừng
tích cực tham gia bảo vệ rừng.