Nói đến địa danh “Vắng Mốn” ai cũng khiếp sợ bởi nhiều
giai thoại về vùng đất này có nhiều ma, không ai dám đến ở, kể cả khi nhà nước
có chủ trương giao đất giao rừng cho người dân bảo vệ nhưng nhiều người dân
trong bản cũng không ai dám nhận. phát huy chất anh bộ đội cụ Hồ, ông Trần Văn
Thắng mạnh dạn nhận toàn bộ diện tích đất rừng để chăm lo bảo vệ.
Những ngày đầu
nơi đây, đường đi không có, nhưng để an cư lạc nghiệp, ông phải làm bè chở vật
liệu xây dựng như cát, xi măng, vôi để đóng táp lô xây nhà, có chỗ trú ngụ ông
mới vừa chăn nuôi vừa tiến hành mở đường…trong cái khó có cái may, do ở biệt lập
nên đàn gà nhà ông nuôi phát triển nhanh và không hề xảy ra dịch bệnh. Tuy
nhiên do ở rừng núi nên rắn, rết cáo chồn nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới việc
chăn nuôi gia cầm. Để đảm bảo việc chăn nuôi nhưng không giết hại thú rừng, ông
nghiên cứu chế các loại thuốc đuổi rắn.
Việc chăn nuôi ổn
định đi vào quỹ đạo, ông tiếp tục nghiên cứu trồng thêm các loại cây ăn quả dễ
tiêu thụ như chuối, xoài, cam, bưởi…riêng loại chuối dành bán thắp hương cũng
cho thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Ông Trần Văn Thắng, xóm .Phong Quang, xã Mường Nọc
“Thời
điểm được đảng và chính phủ phân cấp giao đất rừng nghèo cho địa phương quản
lý, dân không làm được do đường không có, bản thân vừa đi làm việc nhà nước lại
vừa khai hoang, tôi nghĩ rồi 20 năm nữa mọi người lại tranh chắc cho mà coi, y
như rằng.”
không thoả mãn với
những thành quả đã đạt được, để bảo vệ hệ thống hồ đập giữ nước khỏi người dân
lấn chiếm, ông mạnh dạn đề xuất với xã thầu lại đập Vắng Mốn, gia đình ông sẽ
chỉ thả cá, kiêm bảo vệ, giữ đất, giữ nước để điều tiết nước cho vùng Bản Na Tọc
, bản Phong Quang sản xuất Nông nghiệp. Ông cũng ra quy định bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản bằng cách cấm kích điện hay chài cá.
Mà mở dịch vụ câu cá, với mức thu 200k/ cần câu.
Ông Hồ Xuân Hải, Bí thư Chi bộ xóm Phong Quang, xã Mường Nọc.
“ Hội
viên Trần Văn Thắng tuy là 2 vợ chồng già yếu, đôi lúc ốm đau bệnh tật nhưng đã có nghị lực phát
huy bản chất bộ đội cụ hồ, đồng chí đã khai hoang đầu tư trồng cây ăn quả, chăn
nuôi và phát triển , tạo việc làm cho người dân trong xóm bình quân cho 5-6 lao
động. Thu nhập bình quân thu nhập gia đình ông từ 6-700 triệu đồng, nhiều bà con
trong xóm đến học tập. Từ đó bà con phát triển nhiều mô hình, thu nhập 42 triệu
đông năm vừa rồi xóm cũng đã đạt chuẩn Nông thôn mới”
Cuộc sống ổn định ông mở rộng chăn nuôi, trồng
thêm các loại cây ăn quả có giá trị, những vùng đất nghèo ông chuyển đổi sang
trồng cây gỗ công nghiệp tính ra tổng thu nhập từ vườn, ao, rừng cũng đạt hàng
trăm triệu đồng/ năm.
Hưởng ứng phong
trào xây dựng Nông thôn mới, ông cũng vận động các con góp cát, sỏi và ngày
công để hiến đất, mở rộng đường giao thông nông thôn. Giúp đỡ làng xóm làm kinh
tế, nâng cao thu nhập, xoá nhà dột nát tạm bợ.
Ông Lương Trường Sơn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
xã Mường Nọc
“ từ khi có chủ trương giúp nhau xoá đói giảm nghèo, chúng tôi xây dựng
nhiều mô hình, điển hình có mô hình ông Trần Văn Thắng.. Mô hình tổng hợp có
thu nhập cao. Xứng đáng là người Cựu chiến binh gương mẫu biết phát triển kinh
tế làm giàu chính đáng”
Để
nói về chặng đường xây dựng và phát triển trang trại của mình, ông Thắng tỏ bày
cảm xúc: Những vất vả trong những ngày đầu khởi tạo trang trại chưa là gì so
với những trăn trở bởi thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Có những năm,
hàng tạ cá trong ao bị cuốn trôi do mưa bão, cây cối chết úng vì ngập nước
nhiều ngày, rồi những đợt gà mất giá khiến gia đình ông thua lỗ nặng vì không thể xuất bán... Tuy nhiên, vượt qua tất
cả, người cựu chiến binh này vẫn lạc quan, tin tưởng vào lựa chọn của mình, bởi
công việc này đã giúp ông đỡ đần các con có tiền làm nhà, mua xe ô tô mà nó còn
là niềm vui, niềm đam mê ấp ủ từ thuở bé.
Không những vậy ông còn là tấm gương sáng trong phong trào phát triển
kinh tế, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương./.