image banner
Ba ba gai, triển vọng xóa nghèo

Ban đầu chỉ với suy nghĩ bảo tồn giống Ba Ba Gai Mường Quàng đang có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng với sự phát triển nhanh chóng khi được chăm sóc, thì giống rùa này trở thành hướng đi mới cho người miền núi phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.

Anh-tin-bai

 

Anh vi Văn Chín là người con của bản Hưng Tiến xã Châu Thôn huyện Quế Phong nhận thấy số lượng Ba Ba gai sông Mường Quàng ngày càng hiếm, giá thương thương phẩm tại cac nhà hang lại rất cao, luôn duy trì ở mức 450-600 ngàn đồng/kg hơi.

Anh-tin-bai

 

Với mong muốn bảo tồn phát triển giống này, anh Vi Văn Chín đã tìm mua giống rùa này tại các địa phương để chăm sóc. Ban đầu chưa có kinh nghiệm có đến 60 con rùa được anh gom về nuôi lần lượt chết do nấm, bị thương và thức ăn không phù hợp. sau nhiều ngày nghiên cứu cùng với  các kỹ sư phòng nông nghiệp và chuyên gia sở khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An hỗ trợ kỹ thuật những lứa rùa gai phát triển ổn định.

Anh-tin-bai

 

Anh Vi Văn Chín, Bản Hưng Tiến xã Châu Thôn

“ con ba ba gai có ở sông suối  từ lâu nhưng người dân đánh bắt, khai thác, nhưng giống này ngày càng hiếm. đây là con đặc hữu của bản địa. mong muốn bảo tồn giống gien này bản thân tôi gom các hộ đi sông suối bắt được để về nuôi, sau để trứng ấp nở.

Anh-tin-bai

 

Giống rùa gai Mường Quang vốn là rùa tự nhiên sinh sống dọc bên sông xuối, phát triển  mạnh nhất ở vùng sông Mường Quàng, xã Quang Phong, Châu Thôn và Cắm Muộn và Tri Lễ. do cuộc sống khó khăn và nhu cầu hái lượm của người dân địa phương đã săn bắn để làm thức ăn, đến nay số lượng Rùa Gai đã giảm hẳn, có nguy cơ tuyệt chủng.

Anh-tin-bai

 

Bình thường con  Rùa gai ẩn mình dưới lớp bùn hay ngâm mình trong nước, thường ra kiếm ăn vào chiều tối, vì vậy đây cũng là thời gian cho ăn. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loại cá nhỏ, giun đất, ốc .. với khẩu phần tùy thuộc vào trọng lượng mỗi con. Thức ăn cho loài này khá đơn giản, cứ 2 ngày cho ăn một lần, mỗi con có trọng lượng 5 kg cho ăn khoảng 1 lạng cá mồi/lần. Về vệ sinh chuồng trại anh trồng thêm nhiều loại cây hoa lục bình để lọc nước và làm sạch môi trường

VHS: anh Vi Văn Chín, bản Hưng Tiến xã Châu Thôn.

Đối với con ba ba này khi nuôi ban đầu khó khăn về tâm lý vì là con động vật hoang dã, xử lý ao, nước, nguồn nước tự nhiên mới nhanh lớn. việc phòng trừ dịch bệnh cũng khó khăn không biết tháo gỡ bằng cách nào, khi mới làm 2020 chết gần 60 con tầm 2-3-4 kg thiệt hại rất lớn. sau nắm bắt được tính cách thì mình lại thấy nhàn.”

Nói về sự sinh sản và hiệu quả khi thực hiện mô hình nuôi Ba ba gai, anh Vi Văn Chín chia sẻ: vào đầu mùa hạ là  rùa gai bắt đầu sinh sản và chúng biết tự trườn mình lên phần cát khô đã được làm ngăn cách trong ao để sinh sản bởi loại vật nuôi này là động vật hoang dã nên chúng không biết ấp trứng mà chỉ dùng chân vùi dưới cát rồi để cho phát triển tự nhiên. Chính vì điều này nên ngoài tự nhiên số lượng con giống không nhiều. Để đảm bảo việc nở trứng đạt hiệu quả cao,  nên anh đã đã được đưa ra một chậu cát khô và để trong nhà luôn duy trì ở nhiệt độ vừa phải khoảng 28 đến 35 độ là tốt nhất. Gần đến thời gian trứng nở khoảng 50 ngày thì đặt một bát nước ngay với mặt cát để khi nở là con non sẽ bò xuống nước ngay tránh bị chết vì thiếu nước, có như vậy rùa anh nuôi phát triển nhanh chóng.

Anh-tin-bai

 

Anh Vi Văn Thẩm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Thôn

“ riêng mô hình ba ba gai của anh chín rất mới, trong thời gian tới rất có triển vọng, hội nông dân tuyên truyền cho hội viên để bảo tồn nhất là những hộ có diện tích ao hồ .. vừa bảo tồn gien vừa phát triển kinh tế”

Anh-tin-bai

 

        Đến nay mô hình ba ba gai của gia đình anh Vi Văn Chín đã phát triển lên 400 con, trong đó có 200 có trọng lượng từ 2,5 kg đến 12kg và đã đẻ trứng sinh sản. Hy vọng mô hình này sẽ phát triển và nhân ra diện rộng./.

 

Nguyễn Việt TTVHTT & TT Quế Phong
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
THÔNG BÁO
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN QUẾ PHONG
Cơ quan chủ quản: UBND huyện Quế Phong
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Văn Hiền - PCT UBND Huyện
Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Quế Phong
Trụ sở: khối Tây Sơn, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An
Email: quephong@nghean.gov.vn