Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, những hộ nghèo ở xã Tiền Phong không
chỉ xóa được nhà tạm, mà còn vươn lên thoát nghèo, từng bước làm giàu trên mảnh
đất quê hương
Tiền Phong trước đây vốn
là xã đặc biệt khó khăn của huyện Quế Phong, với nền kinh tế thuần nông. Thế
nhưng, những năm trở lại đây, vùng quê nghèo đã ngày càng thay da đổi thịt. Đó
là thành quả của công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đa dạng đã giúp đời sống
của người dân Tiền Phong thực sự bước sang một trang mới. Cùng đồng hành với
công cuộc giảm nghèo của người dân nơi đây, không thể không nhắc đến vai trò
của đồng vốn ưu đãi từ NHCSXH. Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Võ Khánh Toàn cho
biết nguồn vốn của NHCSXH có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội ở địa phương. Từ nguồn vốn này, các hộ vay vốn đã mua được trâu, bò, lợn,
phủ đất trống đồi trọc bằng trồng keo, trồng cây cao su, mía. để phát triển
kinh tế và xóa được các ngôi nhà tạm bợ. Hiện nay, vốn vay ngày càng được mở
rộng, nên tất cả bà con trên địa bàn đều có thể vay vốn NHCSXH nếu có nhu cầu.
Nhờ sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, đời sống của người dân đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2019, thu nhập bình quân của xã đạt 21,5 triệu
đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn hơn 24,8%. Tổng dư nợ tín dụng chính
sách của xã Tiền Phong hiện đạt gần 53 tỷ đồng và cao nhất toàn huyện, với hơn 1.500
hộ vay vốn, 39 Tổ tiết kiệm và vay vốn với tỷ lệ tổ xếp loại tốt chiếm 97%.
Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và sản xuất kinh doanh
vùng khó khăn chiếm số vốn nhiều nhất, tiếp đến là vốn cho vay nhà ở... Ngoài
ra, Ông Võ Khánh Toàn còn cho biết: Dưới sự giám sát và chỉ đạo quyết liệt của
các cấp ban, ngành va đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của ban đại diện, Ban
xóa đói giảm nghèo xã, của các hội nhận làm ủy thác với Ngân hàng CSXH đã làm
tốt công tác giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn bà con về sản xuất, các hội viên đã sử
dụng nguồn vốn vay hiệu quả, nhiều hộ đã xây dựng được mô hình kinh tế đem lại
nguồn thu nhập ổn định. Trong đó, mô hình kinh tế của gia đình chị Lang Thị Hợi
ở bản Phương Tiến 2 là một điển hình.


Mô hình nuôi bò sinh sản
để bảo vệ rừng của gia đình chị Lang Thị Hợi ở bản Phương Tiến 2-xã Tiền Phong
Mô hình chăn nuôi bò của
gia đình chị Hợi xây dựng trên vườn đồi trồng keo. Năm 2015, gia đình chị vay
20 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH mua 2 con bò sinh
sản. Đến nay, tổng đàn bò đã được hơn 10 con. Ngoài ra, tận dụng địa hình đồi núi,
gia đình chị đã trồng thêm 4,3 ha keo lấy gỗ. Không chỉ gia đình chị mà nhiều
hộ khác vay vốn của NHCSXH cũng mua trâu, bò hoặc lợn để phát triển kinh tế gia
đình. Hiện, các vật nuôi đều phát triển tốt, trở thành động lực để các gia đình
trong bản không chỉ thoát nghèo mà còn từng bước làm giàu, chị Cầm Thị Tiên
chia sẻ. Bản Phương Tiến 2 có 4 Tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 140 hộ vay cùng
số dư nợ 5,9 tỷ đồng, trong đó bà Tiên đang là Tổ trưởng phụ trách 35 hộ vay,
với dư nợ gần 1,1 tỷ đồng. Nhờ đầu tư vốn đúng mục đích nên các hộ đều trả lãi,
nợ đúng hạn. Bà con mong muốn tiếp tục được tạo điều kiện, tăng mức cho vay để
đầu tư sản xuất. Các nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH thực sự trở thành động lực
cho công cuộc giảm nghèo ở xã Tiền Phong. Chúng tôi mong muốn NHCSXH tiếp tục
tăng nguồn vốn cho vay, mức vay, nhất là các nguồn vốn cho vay hộ nghèo, cận
nghèo, giải quyết việc làm, hay vốn cho vay hộ mới thoát nghèo để họ có điều
kiện tiếp tục phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Chủ tịch UBND xã Võ
Khánh Toàn bày tỏ.
Nguyễn Khoa Văn
NHCSXH huyện
|