Quế Phong là huyện miền núi, với hơn 90 % hộ dân làm
nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 05 –NQ-HU của Ban chấp hành huyện ủy, gắn
với thực hiện chỉ thị 15 của ban thường vụ huyện ủy về cấm thả rông trâu bò, trong
những năm qua nông dân Quế Phong đã tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc,
gia cầm theo hướng hàng hóa. Từ chăn nuôi đã giúp các hộ dân không chỉ xóa
nghèo mà còn có thể làm giàu.
Gia đình ông Tâm- Bà Nhân ở bản Lằm- xã Tri Lễ, nhà gần
khe suối, thuận nước, nhiều năm kiên trì, đào đắp được 3 ao. Ao thì nuôi cá to,
ao nuôi cá nhỏ, ao thì nuôi rùa, nuôi ba ba, mỗi thứ cộng lại một ít, hàng năm
có một nguồn thu kha khá. Khởi nguồn từ chăn nuôi và qua nhiều năm tích cóp,
ông Tâm- Bà Nhân đã dựng được ngôi nhà sàn khang trang, có của ăn của để, nuôi
các con ăn học. Bà Hà Thị Nhân- Bản Lằm-xã Tri Lễ-Quế Phong chia sẻ: “Có thời
điểm gia đình bà chăn nuôi tới 35 con ngựa, 10 con trâu, khoang vùng chăn thả ở
Rừng Na Túi, Na Mai. Nhưng sau đó lại bán bớt ngựa, để mua trâu kéo, mua trâu
cái sinh sản, con nào to thì bán. Gia
đình bà còn đào ao thả cá, nuôi rùa, ba ba, mua máy xát lúa để lấy cám cho lợn,
mỗi thứ cộng lại một ít, gia đình cũng tạm ổn”.
 |
Đàn trâu của Anh Điền xã Nậm Nhóng - được khoanh vùng chăn thả phát triển tốt
|
Cũng chăn nuôi, ban đầu
Lỳ Nỏ Pó chỉ có 2 con bò cái sinh sản,
nhờ chăm sóc tốt, đàn bò phát triển nhanh. Rồi Nỏ
Pó bán đi tiếp tục mua thêm ngựa, trâu và dê, vừa dễ nuôi, vừa bảo
tồn nguồn gen bản địa. Chỉ sâu hơn 10
năm,
trang trại của ông đã có hơn 100
con, trong đó 70 con bò, 20 con ngựa, 10 con trâu và 20 con Dê. Nhờ có kinh nghiệm trong chăn
nuôi và duy trì tổng đàn tốt, gia đình Nỏ Pó mỗi năm thu nhập từ 250-300 triệu
đồng.
Ngoài
việc chú tâm vào phát triển kinh tế gia đình, ông Pó còn tích cực giúp đỡ các hộ
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong bản, cho vay
con giống
để nuôi. Đã có 12 hộ nghèo trong bản từng được ông giúp đỡ. Trong đó
đã có 5 hộ thoát nghèo, 3 hộ vươn lên khá. ông Vi Văn Hời, Chủ tịch Hội Nông
dân xã Tri Lễ huyện Quế Phong cho biết:“Các
mô hình chăn nuôi trên địa bàn xã Tri Lễ,
đặc biệt là ở địa bàn đồng bào Mông, rất
phù hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Như chúng ta đang đứng đây là mô hình
chăn nuôi trâu, bò, ngựa của ông Lỳ Nỏ Pó là một trong những mô hình tiêu biểu
của đồng bào Mông,
là mô hình đại diện cho hội viên nông dân toàn xã được đi dự hội nghị tiên tiến,
điển hinh về lao động sản xuất giỏi các cấp.”
Có thể nói, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 05
–NQ-HU, gắn với chỉ thị 15 của ban thường vụ huyện ủy về cấm thả rông trâu bò,
đã hạn chế được dịch bệnh, đàn gia súc phát triển tốt. Quế Phong Hiện có hơn 71.000 con gia súc các loại.
Trong đó 39.000 con trâu bò, gần 4.200 con
dê, 320 ngàn con gia cầm. Thu nhập từ chăn nuôi chiếm khoảng 50-60% tổng giá trị
sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện, quả là nguồn thu không nhỏ. Trong tổng số
hơn 15.900 hộ dân, thì có 3.550 hộ chăn nuôi giỏi có mức thu nhập mỗi
năm từ vài chục đến
vài trăm triệu đồng. ông Trịnh Xuân
Dũng- Chủ tịch hội nông dân huyện Quế Phong cho biết thêm: “Những năm qua, hội nông dân đã tích cực tuyên tuyên truyền, vận động
bà con phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Tập trung chăn nuôi theo 1 số nhóm hộ để phát
triển tăng tổng đàn với khoảng 50% thu nhập từ ngành chăn nuôi. Trước tình hình
đó, trong những năm qua, bà con đã ý thức được phong trào phát triển kinh tế,
đưa chăn nuôi trở thành kinh tế mũi nhọn, hiện nay trên địa bàn Quế Phong có rất
nhiều trang trại chăn nuôi Trâu-Bò-Dê-Ngựa và 1 số loài đặc sản khác, đời sống
người dân không ngừng nâng cao”.
 |
Chăn nuôi Bò nhốt - vật nuôi dễ được tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh
|
Là huyện miền núi, thu nhập từ chăn nuôi chiếm 50-60% tổng
giá trị sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện. Vì thế Trong những năm tới, huyện
Quế Phong tiếp tục chỉ đạo, ưu tiên phát triển chăn nuôi, coi chăn nuôi là kinh
tế mũi nhọn của nông nghiệp nói chung của nông dân miền núi Quế Phong nói riêng./.
Hoàng Tím
Trung Tâm
VHTT&TT Quế Phong
|