50 năm truyền thanh, 30 năm văn hoá, truyền hình, kể từ khi hình thành, xây dựng và phát triển và qua nhiều giai đoạn lịch sử, tách nhập- nhập tách với nhiều tên gọi khác nhau, đến nay là Trung tâm Văn hóa thể thao & Truyền thông huyện Quế Phong đã trưởng thành về mọi mặt, không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí và hưởng thụ văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện miền núi Quế Phong.
Để đưa tiếng nói của Đảng về với nhân dân, Cách đây vừa tròn 50 năm, Cùng với hệ thống Phát thanh trong cả nước, tháng 9 năm 1972 Quế Phong được Ty Thông tin Nghệ An xây dựng, lắp đặt cụm đài Truyền thanh huyện, Sau một thời gian hoạt động, Đài lại được đầu tư nâng cấp máy Tăng âm từ 50W lên 100w, kéo dài đường dây truyền tín hiệu và 20 loa phóng thanh, phục vụ xã Mường Nọc và Lâm Trường Quế Phong.
Đến năm 1992, Đài Truyền thanh Quế Phong được đầu tư xây dựng tại Núi Bù Hiếu và vào lúc 19h ngày 16 /11/1992 đã thu -phát sóng buổi đầu tiên phục vụ cho 6 ti vi của cơ quan: Huyện uỷ, UBND huyện, Khối dân, Kho bạc và Đài. Kể từ đây Đài Truyền thanh đổi tên thành Đài TT-TH Quế. Đồng thời được huyện trang bị cho 01 camera M3000 để quay lại các hoạt động của huyện. Những phóng viên truyền hình như: Xuân Trường, Lô Tím, Kim Liêng…là những phóng viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, có nhiều năm gắn bó với Đài.
Thực hiện chủ trương chung của cả nước, Ngày 01/01/1995 Đài TT-TH Quế Phong được sáp nhập về Đài PT-TH Nghệ An. Được Đài tỉnh trang bị thêm 1 camera M3000 nữa. Ngoài nhiệm vụ thu tiếp sóng PT-TH của Trung ương, thì mỗi tuần, Đài huyện còn làm nhiệm vụ sản xuất 1 chương trình thời sự địa phương. gửi tin, bài về đài tỉnh bằng bưu điện, hoặc qua xe ô tô khách.
Đến năm 2004 Đài truyền hình ở Núi Bù hiếu, được chuyển xuống vị trí trung tâm hiện nay, được Đài PT-TH Nghệ An đầu tư nâng cấp các trang thiết bị như: Máy phát hình VTV1 500w, máy phát thanh 200w cột anten cao 60m với diện phủ sóng bán kính khoảng 10km, 1 bộ dựng phi tuyến để sản xuất các chương trình địa phương và sản xuất các tin, bài chuyên trang, chuyên mục để gửi phát trên sóng Đài tỉnh.
Tháng 11 năm 2011, Đài huyện lại được chuyển giao về UBND huyện quản lý, từ 19 cán bộ, công nhân viên, qua nhiều năm 1 số chuyển công tác, 1 số nghỉ hưu, người còn, người mất, còn lại 10 người, đến năm 2019 Đài TT-TH huyện sát nhập với Trung tâm văn hoá, chỉ còn lại 2 mảng kỹ thuật và truyền thông. Nhưng dù với tên gọi gì, thì chức năng, nhiệm vụ vẫn không thay đổi, vẫn nhiệm vụ thu phát sóng đài TW, Đài tỉnh và sản xuất tin bài, phản ánh các hoạt động chính trị của địa phương.

Các kỹ thuật viên vẫn cần mẫn dậy mở máy lúc 4h50 phút mỗi sáng, và tắt máy vào lúc 23h15 cuối đêm, không kể giờ phát liên thông các ngày lễ, tết…để thu, phát sóng phục vụ nhân dân, 50 năm phát thanh- 30 năm truyền hình, chỉ với 3 kỹ thuật, hàng ngày vẫn 1 công việc lặng thầm, thay ca cho nhau. Là người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực truyền thành truyền hình ở địa bàn vùng núi khó khăn, nhất là thời điểm sơ khai, ông Lê văn Nghĩa-kỹ thuật trực máy cho biết: “Trạm phát truyền hình ở trên núi cao, khi mưa cũng như khi nắng, điện lưới chưa có, nên anh em công nhau phải thay nhau gánh nước lên uống, cõng xăng lên chạy máy nổ, có hôm mưa, đường núi trơn trượt, vỡ can nước, vất vả, nhưng vui với nghề để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”
Mảng phóng viên truyền thông cũng vậy, Kể từ khi có bộ dựng phi tuyến, với 5-6 phóng viên, có thời điểm chỉ có 3 phóng viên, nhưng mỗi người làm việc bằng hai, duy trì mỗi tuần 2 chương trình thời sự địa phương để phát sóng. Mỗi tháng gửi 20 – 25 tin và 8 trang phát thanh- truyền hình địa phương, mỗi năm có 3-5 chuyên đề “Non nước con người xứ nghệ và nông thôn Quế Phong gủi phát trên sóng Đài tỉnh, Báo Nghệ an.

Xây dựng các phim phóng sự tài liệu, về kết quả nhiệm kỳ đại hội đảng bộ huyện, các phim chuyên sâu như 35, 40, 45 năm, 50 năm thành lập Huyện, các phóng sự về lịch sử Đền Chín Gian, Sắc Xuân Miền Tây và nhiều phóng sự phản ánh nét đẹp phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn huyện. Khoảng 4 năm trở lại đây, kịp thời đăng tải toàn bộ chương trình thời sự địa phương, các tin, bài, phóng sự, ghi nhanh lên Cổng thông tin điện tử huyện, bản tin nội bộ huyện tang Facebook Đài, các sự kiện chính trị diễn ra trên địa bàn huyện góp phần cổ vũ phong trào thi đua, thúc đẩy kinh tế-văn hoá xã hội địa phương phát triển.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, hàng tuần, vào mỗi kỳ liên hoan phim do Đài phát thanh truyền hình Nghệ an tổ chức, bộ phận phóng viên đều có từ 5-6 tác phẩm tham dự, trong đó có tác phẩm: Bản Mường Lống không còn cây thuốc phiện, giải Bạc 1998, “chuyện Ải Hoàn”, Đạt giải Vàng tại liên hoan PT- TH Nghệ an năm 2000. Đạt Giải B báo chí toàn Quốc năm 2001, Những tấm lòng nhân hậu” đạt giải Bạc năm 2001, Chinh phục phá Chom, hay tác phẩm “Chuyện nhà anh Tuyến”, giải Bạc năm 2002. Chuyện nhà Thào Sung, đạt giải Bạc năm 2003, Sắc mới Minh Châu- đạt giải Bạc 2004. Người gác rừng vùng biên- giải Bạc 2011, “Mế Tiên” Giải Bạc 2014, Được đ/c Phan Đình Trạc tặng Bằng khen năm 2014 trong đợt tổng kết 4 năm Học tập làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và nhiều giải thưởng khác đạt được tại các kỳ liên hoan phát thanh truyền hình Nghệ An.
Ông Sầm Xuân Trường- Nguyên phóng viên Đài TT-TH Quế Phong từ năm 1993-2017 cho biết: Thời điểm mới có truyền hình, giao thông đi lại khó khăn, mỗi chuyến công tác, làm được 1 phóng sự phải mất cả 1 tuần, như lên các bản Mông phải mất 2 ngày đi bộ, khó khăn, vất vả, nhưng vui, hơn nữa vì đam mê”
Đặc biệt trong 2 năm gần đây, khi dịch covid19 tràn về, bộ phận phóng viên truyền thông thực hiện được gần 200 tin bài viết về phòng chống dịch covid19, đồng thời làm phim dự thi, và có 1 tác phẩm “chống dịch như chống giặc” đạt giải A, được Tỉnh uỷ Nghệ an chọn đi dự thi giải báo chí toàn Quốc, đưa thành tích về cho đơn vị, và cho huyện nhà.


Trung tâm văn hoá thông tin thể thao thành lập theo Quyết định số 1154-QĐ/UB ngày 22/6/1992 của UBND tỉnh Nghệ An, trên cơ sở được sáp nhập từ các đơn vị: Nhà văn hóa, đội chiếu bóng, Bảo tồn, bảo tàng, Thư viện và Thể thao, có 19 cán bộ, nhân viên, được chia thành 4 tổ chuyên môn, Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, anh em cán bộ đi chiếu phim lưu động phục vụ cơ sở bằng xe u oát, đường nhỏ hẹp, khó đi, xe chỉ đến được trung tâm các xã và 1 số bản, cả đoàn và bà con phải khiêng vác máy chiếu để phục vụ chiếu phim cho bà xem. Ông Ngô Đức Quý- Đội chiếu phim lưu động Trung tâm văn hoá Thông tin thể thao xúc động kể: “ông lên Quế Phong năm 1976, tham gia chiếu phim luu động, hồi đó, đường vào các xã khó khă, phải tháo dỡ máy móc thiết bị chiếu phim cho nhẹ, đến nơi, lại lắp vào để chiếu phim cho bà con xem, đi đâu bà con cũng quý, và cho đội chiếu phim ở nhờ, họ quý lắm thương lắm”
Thời đó huyện Quế Phong chưa có điện lưới quốc gia, đội tuyên truyền lưu động đã mang những thước phim, lời ca, tiếng hát, các tiểu phẩm tuyên truyền về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đến người dân, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đồng thời nghiên cứu, sưu tầm, dàn dựng, tổ chức các hoạt động nghệ thuật phục vụ nhân dân và các nhiệm vụ chính trị của huyện. Lãnh đạo qua các thời kỳ có Ông Lô Xuân Định giám đốc (1992 – 2001), Bà Trần Thị Hoa ( 2002 – 2004), Ông Nguyễn Đình Bảo (2005 – 2017). Ông Lô Xuân Định-Nguyên giám đốc TTVH Giai đoạn (1992 – 2001 chia sẻ: “ Sau khi các đơn vị sát nhập lại, nhà làm việc chưa có, phải đi trọ nhờ 1 số phòng của các ban khác. Nhưng với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm văn hoá thông tin thể thao đã làm tốt công tác tuyên truyền, chiếu phim lưu động không kể ngày lễ tết, có năm chỉ được về nhà ngày mùng 1 tết, mùng 2 lại đưa máy đi chiếu phim, tuyên truyền phòng chống các hủ tục lạc hậu trong việc, cưới xin, ma chay, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội huyện nhà”
Với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm văn hoá đã tham mưu cho UBND huyện, ngành Văn hoá – Thông tin và phối hợp với các xã Tổ chức thành công các kỳ Đại hội TDTT của huyện, tham gia Đại hội TDTT tỉnh đạt kết quả tốt, xếp thứ 3/11 huyện miền núi ( 2015 – 2018); hàng năm tổ chức các giải bóng chuyền nam, nữ, giải bóng đá thiếu niên nhi đồng; Ngày chạy olimpics; giải việt dã… xây dựng các Câu lạc bộ Văn hoá dân gian, các lớp năng khiếu nghiệp dư thể thao như: Bóng chuyền, điền kinh, âm nhạc, Vovinam, ka ra te do.
Tham gia hàng trăm cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn tại tỉnh, toàn quốc và khu vực đạt thành tích cao như: 02 lần đạt giải nhì và giải ba Liên hoan dân ca ví dặm Nghệ An Cụm 48; Giải nhất và giải nhì liên hoan tiếng hát làng Sen năm 2018, 2022 ; Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam và nhiều hoạt động khác, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Quế Phong, được các Sở, ban, ngành TW, tỉnh, huyện và nhân dân đánh giá cao, qua đó góp phần truyên truyền, quảng bá, giới thiệu đặc trưng, bản sắc văn hóa vùng đất, con người Quế Phong đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa thông tin từ huyện đến cơ sở, trung tâm đã tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ: xây dựng gia đình, làng bản văn hóa, công tác nhà văn hóa, xây dựng các loại hình CLB, hoạt động văn hóa, văn nghệ cho nhân dân; biên tập, dàn dựng chương trình thông tin, nghiệp vụ kỹ thuật âm thanh – ánh sáng; nhằm hướng dẫn, trao đổi, nghiệp vụ văn hóa, tuyên truyền phục vụ các nhiệm vụ chính trị của huyên.
Bên canh đó, trung tâm văn hoá còn tổ chức hàng trăm lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ: xây dựng gia đình, làng bản văn hóa, xây dựng các loại hình CLB, hoạt động văn hóa, văn nghệ cho nhân dân; Ngoài thư viện sách lớn tại trung tâm văn hoá, Đơn vị tiếp tục mở rộng mạng lưới thư viện cơ sở tại các xã, điểm bưu điện văn hóa xã, các làng bản và một số trường học. Phối hợp với Thư viện tỉnh hỗ trợ hàng trăm đầu sách cho các xã và trường học...
Năm 2019 thực hiện Đề án sáp nhập TTVH, Thông tin và Thể thao với Đài TT-TH huyện thành Trung tâm VHTT&TT huyện, có Ban Giám đốc gồm 01 Giám đốc phụ trách chung và 4 phó giám đốc phụ trách 4 bộ phận: Bộ Hành chính - Tổng hợp, bộ phận Văn hóa – Thể thao và Du lịch, bộ phận Truyền thông và bộ phận Kỹ thuật. Sau sát nhập, mặc dù tinh giản được các đầu mối và 1 số chức danh, nhưng chức năng nhiệm vụ vẫn không thay đổi. Bà Lô Thị Mai- Giám Đốc Trung tâm Van hoá TT&TT Quế Phong cho biết:” Kể từ khi hình thành, xây dựng, phát triển đến nay, gặp rất nhiều khó khăn, riêng hoạt động văn hoá thao, luôn phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc. Đặc biệt kể từ khi 2 đơn vị Trung tâm văn hoá- truyền hình sát nhập (năm 2019 đến nay) đơn vị đã tham gia nhiều cuộc hội thao, hội thi, hội diễn ở tỉnh đạt thành tích cao, như liên hoan tiếng hát làng sen, Đại hội thể dục thể thao các cấp, đứng tốp thứ nhất, thứ hai của tỉnh. Về hoạt động Truyền thông, phóng viên đã chú trọng nâng cao chất lượng tin bài, phóng sự, cũng như chất lượng chương trình thời sự, tiếp cận kịp thời, để đưa thông tin đến với người dân một cách nhanh nhất”

Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từ lúc hình thành đến nay và qua bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thì các tổ, bộ phận, mỗi cán bộ, mỗi phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên… luôn nỗ lực, đoàn kết, cộng sự tốt với các đồng chí đồng nghiệp, các tổ bộ phận chuyên môn, thực hiện tốt các phong trào thi đua, do đơn vị, ngành cấp trên tổ chức, góp phần xây dựng đơn vị văn hoá, tổ chức công đoàn vững mạnh, nhiều năm liên tục được chủ tịch UBND huyện, LĐLĐ huyện và tỉnh tặng giấy khen, được chủ tịch tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Chi bộ nhiều năm liền được BTVHU và Đảng ủy Chính quyền xếp loại TSVM, HTTNV. Đánh giá thêm về hoạt động của bộ máy Trung Tâm văn hoá thể thao truyền thông, Bà Lô Thị Nguyệt-Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong nói: “ Tập thể cán bộ viên chức Trung tâm Văn hoá thể thao truyền thông đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy sáng tạo, đổi mới, tập trung nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của huyện, đặc biệt là nâng cao chất lượng tin bài thời sự, tham mưu tốt cho huyện tổ chức các phong trào, mở các lớp năng khiếu thể thao cho các cháu thiếu nhi có sân chơi trong dịp hè”
Với những nỗ lực, không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên…nhiều năm liền đơn vị được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành từ Trung ương, tỉnh, huyện tôn vinh, khen thưởng. Tiêu biểu như: được bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch tặng cờ thi đua năm 2015; UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen; Sở Văn hóa, Thể thao và Trung tâm Văn hóa tỉnh và UBND huyện tặng nhiều giấy khen.

Đi qua 50 năm Truyền thanh, 30 năm văn hoá- Truyền hình, nay với tên gọi là trung tâm văn hoá thể thao và truyền thông, dưới một mái nhà, nhưng mỗi người 1 việc, mỗi mảng, một hoạt động khác nhau, nhưng đều có đích chung là tuyên truyền, phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện. Để tiếp tục hành trình đó, mỗi cán bộ, phóng viên, biên tập, phát thanh viên kế thừa thành quả mà thế hệ cha anh đã xây dựng, để lại, không ngừng học tập chuyên môn, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, đa dạng hoá các chương trình phát sóng, biểu diễn….đạt thành tích cao, để viết tiếp những trang hồi ký đẹp, đáng tự hào về nghành về đơn vị, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương ngày càng phát triển, góp phần giữ bản sắc văn hoá các dân tộc trong huyện nói riêng, Văn hoá Việt Nam nói chung./.
Hoàng Tím
Trung tâm VHTT&TT Quế Phong